Nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa lôi trông bê tông
Mục lục
1. Bê tông ninh kết chậm – thừa nước
Nguyên nhân
- Thừa phụ gia trong bê tông
Cách phòng tránh
- Chọn tỉ lệ phụ gia tương thích, thực hiện đúng cấp phối đã thử nghiệm và khuyến cáo của NCC phụ gia.
2. Bê tông bời tời – Cường độ thấp (bở, rời rạc)
Nguyên nhân
- Cấp phối không đúng, phụ gia chưa hợp lý.
- Cấp phối nhiều cát và đá, ít xi măng.
- Phụ gia chưa hợp lý: cát, đá có tạp chất cao, không đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Bê tông bị mất nước xi, bê tông để quá giờ.
Cách phòng tránh
- Làm sạch cốt liệu: sử dụng cát, đá sạch, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Trộn đầm bê tông hợp lý.
- Bảo dưỡng và che phủ, cốt pha phải đúng, không để mất nước khi đầm.
3. Bê tông bị bụi bề mặt
Nguyên nhân
- Sử dụng cốt liệu có tạp chất cao.
- Thừa nước/ nước nhiễm phèn
- Đầm nhiều, bảo dưỡng bề mặt bê tông không đúng cách.
Cách phòng tránh
- Chọn nguồn nước và điều chỉnh lượng nước phù hợp.
- Sử dụng cốt liệu sạch, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Tuân thủ độ sụt theo từng mác và công tác thi công bảo dưỡng.
4. Bê tông, tường bị thấm
Nguyên nhân
- Cốt liệu không hợp lý, sử dụng cát mịn, có tạp chất cao.
- Vữa xây, tô trộn nhiều nước và trộn không đều.
- Thi công chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, bảo dưỡng chưa tốt.
- Lớp bảo vệ không tốt.
Cách phòng tránh
- Lựa chọn đúng cốt liệu và cấp phối, sử dụng cát sạch, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Không thêm nước nhiều lần khi trộn, điều chỉnh lượng nước trộn hợp lý và trộn đều.
5. Bê tông bị rỗ mặt
Nguyên nhân
- Thoát khí chậm.
- Công tác thi công chưa hợp lý.
- Trộn bê tông không đều, cốt liệu chưa hợp lý, đầm không kỹ, lượng bọt trong bê tông nhiều.
Cách phòng tránh
- Lựa chọn cốt liệu phù hợp.
- Đảm bảo công tác thi công hợp lý.
- Lưu ý khi sử dụng phụ gia chưa đúng quy cách.
6. Bê tông bị nứt
Nguyên nhân
- Nhiệt độ môi trường và cốt liệu cao, đồng thời độ ẩm môi trường thấp, đóng rắn nhanh. Bê tông để dư nước.
- Khe giãn nở không hợp lý.
- Kết cấu cốt thép thiết kế không hợp lý, đặt sai so với thiết kế, cốt pha không chắc chắn.
- Không bảo dưỡng bề mặt tường hoặc bảo dưỡng không tốt.
- Cốt pha bị lún, hoặc mặt đường bị lún và cướp nước bề mặt nhanh.
- Bê tông để quá giờ quy định. Tỷ lệ phụ gia thiếu, chưa đủ so với thiết kế ban đầu.
Cách phòng tránh
- Che phủ làm mát cốt liệu.
- Đặt khe giãn nở hợp lý.
- Che phủ bảo dưỡng bê tông đầy đủ.
- Cốt thép đặt đúng.
- Tỷ lệ phụ gia phải tuân thủ theo thiết kế ban đầu.
7. Bê tông bị đóng rắn nhanh và vón cục
Nguyên nhân
- Không đủ nước, nhiệt độ xi măng và cốt liệu cao.
- Công tác trộn chưa tốt.
Cách phòng tránh
- Đảm bảo lượng nước và thời gian trộn.
- Che phủ làm mát cốt liệu
- Khống chế nhiệt độ xi măng.
8. Bê tông không đông kết
Nguyên nhân
- Thừa nước và phụ gia
- Tính công tác của xi măng bị giảm.
Cách phòng tránh
- Đảm bảo tỉ lệ nước và phụ gia phù hợp.
- Lựa chọn nguồn xi măng đảm bảo chất lượng và tương thích với xi măng.
9. Bê tông bị tách nước
Nguyên nhân
- Bê tông thừa nước
- Sử dụng phụ gia không cắt được nước, không đảm bảo chất lượng.
Cách phòng tránh
- Bạn cần kiểm soát cấp phối cho hợp lý, cấp phối phù hợp theo từng mác bê tông
- Phụ gia tương thích với xi măng.
10. Bê tông bị tách lớp
Nguyên nhân
- Độ sụt bê tông cao.
- Cốt liệu chưa phù hợp.
- Chiều cao đổ bê tông lớn, thi công đầm nhiều.
Cách phòng tránh
- Lựa chọn độ sụt và cấp phối đúng thiết kế.
- Đảm bảo công tác thi công đúng kỹ thuật.
11. Sự cố mất sụt
Nguyên nhân
- Nhiệt độ môi trường và cốt liệu cao.
- Xi măng và phụ gia chưa tương thích, cấp phối chưa hợp lý.
Cách phòng tránh
- Lựa chọn phụ gia và xi măng tương thích, cấp phối phù hợp.
- Làm mát cốt liệu